Tuyến Metro số 1 nối Bến Thành – Suối Tiên và kéo dài Đồng Nai

Tuyến Metro số 1 nối Bến Thành – Suối Tiên và kéo dài Đồng Nai

 Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là một dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch tổng thể được tuyên bố vào tháng 2 năm 2001 và dự đoán rằng có thể xây dựng xong vào năm 2020. Tuy kế hoạch dự đoán ngày bắt đầu xây vào năm 2005, nhưng vào tháng 3 năm 2005, Thành phố vẫn còn đang lập kế hoạch.

Các tuyến metro sai gòn

Để đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số dự án tàu điện ngầm và monorail đang được lập dự án như: tuyến Bến Thành – Biên Hòa, Bến Thành – Bến xe Miền Tây, Bến Thành – Tân Sơn Nhất – An Sương. Các dự án này đang được các đối tác nước ngoài như: (Nhật, Pháp, Nga, và Đức) đệ trình phương án đầu tư.

Theo quy hoạch hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 8 tuyến tàu điện. Dự án bắt đầu khởi động vào ngày 28/08/2012 với tuyến đầu tiên được xây dựng là tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên. Theo sau tuyến này là các tuyến số 2 và tuyến số 5.

Toàn bộ dự án metro có thể ngốn trên 2,9 tỷ đô-la Mỹ, chỉ riêng lập phương án hỗ trợ kỹ thuật “Chuẩn bị dự án metro tại TP HCM” đã mất 2,2 triệu đô-la Mỹ. Phương án hỗ trợ kỹ thuật đã được Ủy ban Nhân dân TP HCM phê duyệt cuối tháng 4 năm 2007.

Tuyến Metro sài gòn

Trong số 2,2 triệu đô-la Mỹ, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) viện trợ không hoàn lại 1,7 triệu đô-la Mỹ, Chính phủ góp 500.000 đô-la Mỹ, số còn lại là của thành phố và các nhà đầu tư.

Với các yêu cầu lập kế hoạch xây dựng 2 tuyến metro ưu tiên và kết nối cùng các dự án xây dựng các tuyến vận tải có khối lượng lớn, dự kiến phương án kỹ thuật phải đến tháng 4 năm sau mới hoàn tất.

Theo thiết kế ban đầu, hệ thống tàu điện ngầm TP HCM có tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga và 4 tuyến. Nhà ga trung tâm đặt ở Công viên 23/9, quận 1. Tuy nhiên sau đó được chỉnh sửa lại với chiều dài 172 km gồm 8 tuyến, trong đó có 90 km đi ngầm và 82 km đi trên cao

Các tuyến metro sẽ được xây dựng cuốn chiếu và dự kiến đến 2020 thành phố sẽ có tuyến đường sắt đô thị đầu tiên đưa vào hoạt động.

Mục tiêu của hệ thống metro nhằm thay thế 25% lượng xe gắn máy lưu thông trên đường đến năm 2020 sẽ giúp TP HCM giảm lượng xe gắn máy lưu thông trên đường.

Hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay dự kiến bao gồm 6 tuyến metro và 3 tuyến tàu điện 1 ray monorail (xem sơ đồ tuyến năm 2007 bên dưới).

Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên

Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012.

Khởi công xây dựng

Ngày 21 tháng 2 năm 2008, ông Lê Hoàng Quân, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phát lệnh khởi công dự án này tại phường Phước Long quận 9. Tổng chiều dài tuyến này là 19,7 km, bao gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Tuyến này có tổng mức đầu tư là 1.091 triệu USD do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản cho vay với hình thức ODA. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đặc biệt là vấn đề vốn, đến ngày 28/08/2012, dự án mới chính thức được khởi công xây dựng.

tuyến metro số 1 bến thành - suối tiên

Thiết kế kỹ thuật

  • Phần ngầm: 2.36 km
  • Phần trên cao: 16.46 km
  • Chiều dài đường tàu điện (xấp xỉ): 18.82 km
  • Chiều dài toàn tuyến(xấp xỉ): 20.2 km
  • Khổ đường ray: 1435 mm
  • Số thanh ray: 2
Vận tốc tối đa
  • 110 km/h ở phần trên cao
  • 80 km/h ở phần ngầm
  • 35 km/h ở khu vực đường vào nhà ga
  • 25 km/h ở nhà ga
Cấu trúc tàu điện
  • 3 toa xe giai đoạn đầu
  • 6 toa xe giai đoạn cuối

Nhà ga

  • Bến Thành
  • Nhà hát Thành phố
  • Ba Son
  • Văn Thánh
  • Tân Cảng (Cảng Sài Gòn)
  • Thảo Điền
  • An Phú
  • Rạch Chiếc
  • Phước Long
  • Bình Thái
  • Thủ Đức
  • Khu Công nghệ cao
  • Suối Tiên
  • Bến xe Suối Tiên

Trong số 14 ga này, có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Ba Son và 11 ga trên cao (từ ga Văn Thánh đến ga bến xe Suối Tiên).

(nguồn wikipedia.org)